This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Ốm nghén rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai, khiến các mẹ bầu rất khổ sở.

Chị em thấy sợ cơm, ăn vào nôn mửa, thèm chua muốn uống nước, mệt mỏi muốn nằm. Nôn ói kéo dài ăn kém có thể mất nước giảm cân làm thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Theo Đông y, phần nhiều do vị hư can khí nghịch lên ngoài ra còn do ngoại tà. Phép trị chủ yếu kiện tỳ vị, dưỡng can huyết. Dưới đây là 3 bài cổ phương gia giảm giúp thai phụ hết ốm nghén, tăng cường sức khỏe.

1. Có thai ốm nghén do vị hư can khí nghịch: ba tháng đầu thai nghén, chị em mệt mỏi, ăn vào ói mửa không muốn ăn, dùng bài Thuận can ích khí thang gia giảm: đảng sâm 14g, bạch truật sao 12g, phục linh 12g, thục địa 20g, đương quy 16g, bạch thược sao 12g, mạch môn bỏ lõi 12g, trần bì 12g, thần khúc 6g, sa nhân 6g, tô tử sao 8g. Sắc uống 3-5 thang, bệnh nặng dùng nhiều hơn.

3 bài thuốc chữa ốm nghénSa nhân là vị thuốc trong bài Kiện tỳ tư sinh hoàn trị có thai ốm nghén do khí hư dọa sẩy thai.

Tác dụng: Kiện tỳ vị, dưỡng can huyết giáng nghịch, hòa tỳ vị..., giúp thai phụ bớt mệt mỏi, ợ hơi, ợ chua khó thở, tiểu khó, tiểu són, thai chậm phát triển, thuốc “lành” dễ uống.

Gia giảm: Nếu động thai xuống huyết gia tục đoạn, sơn thù, hoàng cầm; nếu lạnh nhiều thay hoàng cầm bằng ngải diệp; nếu can uất tức, ngực sườn tức gia sài hồ. Nếu tỳ hư đi cầu lỏng gia hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu. Nếu có ngoại cảm gia tô diệp, thông bạch.

Kiêng kỵ: chứng nôn ói do ngoại tà, người sợ lạnh, phát sốt. Chứng âm hư tiểu ít, tiểu dắt.

2. Có thai ốm nghén do khí hư dọa sẩy thai: chị em thần sắc kém hay mệt, bụng đầy, nôn ói, dùng bài Kiện tỳ tư sinh hoàn: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g, bạch biển đậu 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 14g, cát cánh 8g, trần bì 8g, sa nhân 4g, hoàng liên 6g, hoắc hương 12g, khiếm thực 14g, mạch nha 8g, sơn tra 12g, chích thảo 6g, ý dĩ nhân 12g. Sắc hoặc tán bột làm hoàn uống rất tốt.

Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, hóa trệ, cố thai... Bài thuốc giúp bổ tỳ vị hư bớt mệt mỏi ăn ngon, tăng cường kháng thể. Trị có thai 3 tháng khí huyết kém không nuôi dưỡng dọa sẩy thai.

Gia giảm: Nếu vị nhiệt nóng nhiều gia hoàng cầm, sinh địa. Nếu can uất gia sài hồ. Nếu tỳ hư hàn gia ngải diệp. Nếu có ngoại cảm gia tô diệp, thông bạch. Nếu động thai người lạnh nhiều ra huyết gia a giao, ngải diệp. Nếu động thai người nóng gia củ gai, hoàng cầm.

Kiêng kỵ: Chứng nôn ói do tích trệ, bụng đầy đau nôn mửa xong dễ chịu thì không dùng bài này.

3. Có thai ốm nghén do vị hư đờm ẩm: Nếu biểu hiện sắc mặt nhợt, nôn ra nhiều đờm dãi, dùng bài Bảo sinh thang: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 12g, hương phụ 10g, ô dược 12g, chích thảo 6g, sinh khương 12g. Sắc uống ấm.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, hóa trệ hòa vị... Trị có thai bị nôn mửa, ăn ngủ kém, bài còn dùng chữa các chứng liên quan đến tỳ vị hư đau bụng, tiêu chảy.

Gia giảm: Nếu can uất miệng đắng ợ chua gia hoàng cầm, bạch thược, phục linh. Nếu can huyết hư gia đương quy, bạch thược sao. Tỳ hư ăn kém gia liên nhục, hoài sơn.

Kiêng kỵ: Chứng âm hư nội nhiệt miệng khô khát, nôn khan, có thai người gầy nóng thì không dùng bài này.

Lưu ý: Ngoài ra, chị em cần ăn uống làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái tránh stress.

BS. Trúc Nguyên

Mẹo giúp tóc mọc nhanh, dày mượt với quả vải

Mặt nạ quả vải kích thích tóc mọc nhanhMặt nạ quả vải kích thích tóc mọc nhanh

Do hậu quả của stress và ô nhiễm môi trường, tóc bạn có thể bị yếu, gãy rụng. Mẹo nhỏ sau sẽ giúp tóc mọc nhanh và dày hơn.

Mẹo giúp tóc mọc nhanh nhờ vải

Thành phần:

7-8 quả vải, ép lấy nước2 thìa nhỏ lô hội (lô hội bỏ vỏ, lấy phần ruột trong)

Vải giàu đồng, sắt, vitamin C nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe

Vải giàu đồng, sắt, vitamin C nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe

Cách làm:

Trộn nước ép vải và lô hội trong bát.Bôi hỗn hợp lên da đầu và nhẹ nhàng massageỦ trong vòng 60 phút, sau đó gội lại nhẹ nhàng bằng dầu gội.

Bí quyết:

Khi mọc tóc, các nang tóc cần phải được nuôi dưỡng đầy đủ. Vải có chứa đồng peptide làm chắc khỏe nang tóc, giảm gãy rụng tóc. Vải rất giàu đồng, nên thúc đẩy nang tóc và giúp tóc mọc nhanh, dày mượt.

Mẹo giúp tóc óng ả với vải

Do thời tiết khắc nghiệt, lúc mưa rào, lúc nắng gắt, tóc của bạn trở nên xơ xác, mất đi vẻ mượt mà óng ả. Mẹo nhỏ sau hô biến quả vải thành giàu xả cho tóc sẽ trả lại suối tóc hằng mơ cho bạn.

Thành phần:

8-10 quả vải, bỏ vỏ và hột, tách lấy cùi.

Cách làm:

Nghiền nhỏ cùi vải và bôi lên tóc.Dấp nước từ từ lên tóc và gội nhẹ nhàng trong vòng 15 phút. Tóc bạn sẽ trở nên đẹp và bóng mượt.

Bí quyết:

Vải rất giàu vitamin C nên giúp tóc mượt mà hơn. Đồng và sắt vốn sẵn có trong quả vải cũng giúp tóc đen, không bị bạc.

LiLy

(theo Style Craze)

Công dụng tuyệt vời từ khoai lang

Những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể.

Khoai lang, được gọi là sweet potatoes (tên khoa học: Ipomoea batatas).Trong hệ thống phân loại, khoai lang có “họ hàng” với khoai tây, cả hai cùng có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

Những công dụng

Khoai lang chứa loại protein độc đáo có hiệu quả chống oxy hóa:

Khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant) đáng kể. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của khoai lang.

Khoai lang là một chất liệu dinh dưỡng có giá trị:

Hệ thống xếp hạng thực phẩm cho thấy khoai lang là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng. Củ khoai lang như là một nguồn vitamin A (dưới dạng beta-caroten) tuyệt vời, một nguồn vitamin C và mangan đáng kể. Trong khoai lang còn có sản phẩm đồng, chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B6, kali và sắt.

Giàu chất chống oxy hóa:

Với lượng đáng kể vitamin A (dưới dạng beta-caroten) và vitamin C, khiến khoai lang là thực phẩm chống viêm nhiễm có tác dụng phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta-caroten và vitamin C có tiềm năng chống oxy hóa lớn giúp hiệu quả cho cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Thành phần các gốc tự do có hóa chất gây thiệt hại cho các tế bào và màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như vữa xơ động mạch, bệnh đái tháo đường,bệnh tim, ung thư ruột. Ðiều này có thể giải thích tại sao cả beta-caroten và vitamin C giúp ích hiệu quả để ngăn ngừa các gốc tự do.

Hoạt chất có trong khoai lang trắng có thể trị bệnh đái tháo đường

Hoạt chất có trong khoai lang trắng có thể trị bệnh đái tháo đường

Từ những chất dinh dưỡng chống viêm, khoai lang có thể hữu ích trong việc giảm những khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm, ví dụ như bệnh suyễn, viêm khớp, và viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài ra, khoai lang là một nguồn vitamin B6 cần thiết để chuyển đổi homocysteine, một sản phẩm trong tiến trình “methylation”tạo ra acid amin quan trọng trong các tế bào thành các phân tử không gây hại. Khi homocysteine cao có liên quan làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hoạt chất có trong khoai lang trắng có thể trị bệnh đái tháo đường:

Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh đái tháo đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin. Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi. Chiết xuất thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường týp 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang thử nghiệm trên những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng Caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều. Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Các kết quả trên chứng tỏ Caiapo chiết xuất từ khoai lang là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 rất hiệu quả mà không gây ra một phản ứng phụ cho người bệnh.

Bài thuốc từ khoai lang

Chữa cảm sốt mùa nóng: thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

- Khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.

- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Khoai lang 1 củ (400g), gạo 200g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

Chữa táo bón: ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

Chữa quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú: khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn: khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết: rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da: nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Tránh để khoai lang lâu ngày mới ăn vì mặc dù tăng độ ngọt nhưng đồng nghĩa là tăng lượng đường, không có tác dụng chữa đái tháo đường và dễ tăng cân.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Món ăn ôn ấm tỳ vị

chúng tôi xin được giới thiệu một số món ăn bài thuốc có công dụng bồi bổ ngũ tạng, ôn ấm tỳ vị, bổ dưỡng nguyên khí... thích hợp sử dụng trong mùa đông để độc giả tham khảo.

Bài 1: ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, hai thứ hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Có tác dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.

Bài 2:gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Tác dụng: tráng dương, bồi bổ ngũ tạng, rất thích hợp với những người có thể chất dương hư.

Bài 3: chim bồ câu 1 con, ba kích 20g, hoài sơn 15g, kỷ tử 20g, gia vị vừa đủ, nước sâm sấp, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1-2 lần. Tác dụng: bổ thận tráng dương, ôn ấm tỳ vị (những người có thể chất nóng trong không nên dùng).

Bài 4:dâm dương hoắc 200g, tiên mao 80g, nhục thung dung 80g, đương quy 160g, hoàng bá 40g, tri mẫu 40g. Đem tất cả các vị ngâm với 500ml rượu, nấu khoảng một giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đạu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5-10 viên. Công dụng: bổ thận sinh tinh, trợ dương bổ âm.

ThS.BS. Phan Thị Thu Hiền

Bài thuốc cổ phương trị thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn về giấc ngủ... nhưng có cùng chung một cơ chế bệnh sinh là thiếu máu nuôi não.

Nguyên nhân chính là do vữa xơ động mạch, nghĩa là thành động mạch có lắng đọng mảng vữa, gồm chủ yếu chất mỡ và tổ chức xơ... Bên cạnh các thuốc điều trị của YHHĐ, YHCT cũng có nhiều hiệu quả trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Trong Y học cổ truyền, bệnh này nằm trong phạm vi các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên... Theo YHCT, cơ chế bệnh sinh do nhiều nguyên nhân: tuổi cao làm chức năng của tạng phủ bị suy giảm, do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, ăn nhiều thức ăn béo, dầu mỡ… hay ăn uống thiếu thốn kéo dài... đều làm ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ, làm khí huyết hư sinh ra các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên… Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kinh nghiệm sử dụng thuốc YHCT trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Thể tỳ hư đàm thấp

Triệu chứng: Chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, đầu luôn có cảm giác căng nặng, ngực bụng đầy tức, ăn có cảm giác dễ buồn nôn, người mệt mỏi, nặng nề. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoạt hoặc nhu hoạt.

Phương pháp điều trị: kiện tỳ, hóa đàm, hoà vị.

Bài thuốc cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang: phục linh 16g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, cam thảo 6g, bạch truật 16g, thiên ma 16g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 quả, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Thể khí huyết lưỡng hư

Triệu chứng: Người bệnh thường chóng mặt, hoa mắt, váng đầu hay hồi hộp, mất ngủ, người mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy tức, khi lao lực thì các triệu chứng này lại nặng lên. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược.

Phương pháp điều trị: bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ.

Bài thuốc cổ phương: Qui tỳ thang: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g, đương qui 16g, bạch truật 16g, phục thần 12g, liên nhục 16g, viễn trí 6g, táo nhân 12g, long nhãn 12g, bắc mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Để điều trị thiểu năng tuần hoàn não, YHCT cũng có thể phối hợp thuốc sắc với châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và luyện tập khí công - dưỡng sinh để tăng cường hiệu quả điều trị.

TS.BS. Trần Thái Hà (Trưởng khoa Lão - Bệnh viện YHCT TW)

Dược thiện chữa bệnh gút

Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của Can, Thận và Tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh theo các thể:

Thể phong thấp nhiệt: Người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt. Tại chỗ khớp: sưng nóng đỏ đau, cự án; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác. Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp, tiết trọc thông lạc. Dùng bài Thanh trọc thống tý thang: nhẫn đông đằng (dây leo của cây kim ngân) 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 24g, thổ phục linh 24g, huyền sâm 16g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 12g, phòng kỷ 12g, tần giao 12g, thất diệp 24g. Sắc uống

Cây kim ngân là vị thuốc trong bài “Thanh trọc thống tí thang” trị bệnh gút thể phong thấp nhiệt.

Cây kim ngân là vị thuốc trong bài “Thanh trọc thống tí thang” trị bệnh gút thể phong thấp nhiệt.

Thể khí trệ trọc ứ: Khớp sưng đau không đi lại được hay tái phát, bệnh kéo dài dai dẳng, người mệt mỏi, ngực sườn đầy tức, để lâu ngày khớp xương xơ cứng biến dạng, lưỡi ám tối, rêu lưỡi trắng dày; mạch huyền hoạt sác. Phép chữa là hành khí hoạt huyết, thông lạc trừ ứ. Dùng bài Trừ ứ thông lạc thang: hoàng kỳ 30g, thương truật 15g, ý dĩ 24g, tỳ giải 24g, mao đông thanh 24g, xuyên sơn giáp 10g, đương quy 12g, ngưu tất 15g, xích thược 15g, uy linh tiên 15g, trần bì 6g, xuyên khung 8g. Sắc uống.

Thể tỳ hư trọc ứ: Khớp đau ê ẩm, cử động không linh hoạt, tay chân tê bì, nổi u cục, người mệt mỏi, vô lực; tâm quý, khí đoản, buồn nôn; chất lưỡi hồng nhạt có dấu răng; rêu lưỡi trắng nhạt; mạch trầm hoãn tế sáp. Phép chữa là kiện tỳ tiết trọc, trừ ứ thông lạc. dùng bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị: Hoàng kỳ 24g, phòng kỷ 12g, bạch truật 12g, ý dĩ 24g, cam thảo 6g, tỳ giải 24g, thổ phục 24g, tàm sa 12g, xích thược 12g. Sắc uống.

Thể thận hư trọc ứ: Bệnh kéo dài lâu ngày dai dẳng, khớp biến dạng nổi u cục, có biến chứng tại thận (viêm thận, sỏi thận), đau đầu huyễn vựng, tiểu tiện ít, tâm quý, phù thũng; lưỡi đỏ, rêu ít; mạch trầm huyền sáp. Phép chữa là bổ thận tiết trọc, trừ ứ thông lạc.

Bài 1 - Lục vị địa hoàng hoàn gia vị: thục địa 24g, sơn dược 12g, phục linh 15g, sơn thù 12g, trạch tả 10g, đan bì 10g, ích mẫu thảo 24g, xa tiền thảo 24g, đỗ trọng 12g, hoàng kỳ 24g. Sắc uống.

Bài 2 - Đào hồng tứ vật gia giảm: sinh địa 24g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g.

TS. Nguyễn Đức Quang

Cơ phương và ngẫu phương trong kê đơn

Y học cổ truyền là một hệ thống chăm sóc sức khỏe con người theo triết lý văn hóa phương Đông. Nền tảng lý luận không ngoài lý luận phương đông (kinh dịch, âm dương, ngũ hành…).Điểm đặc sắc của y học cổ truyền bên cạnh các phương pháp điều trị không dùng thuốc là kho tàng dược liệu và hệ thống dược lý phong phú, đặc trưng của nền y dược học phương Đông là thuốc thang hay thuốc sắc (các vị thuốc được phối hợp thành thang cho vào nước, sắc thành một dung dịch để uống chữa bệnh).

Điều trị y học cổ truyền không ngoài cân bằng âm dương khí huyết, khi mất cân bằng thì biểu hiện bệnh muôn hình vạn trạng thịnh suy, xa gần, trong ngoài khác nhau. Tùy theo tiến triển của bệnh mà thầy thuốc gia giảm theo cổ phương hoặc đối chứng lập phương khiến việc điều trị trở thành nghệ thuật tinh tế và đặc sắc Á Đông. Việc kê đơn cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản và quá trình chuẩn mực đi theo thứ tự lý luận, lập pháp, xử phương và dụng dược. Dựa theo số lượng thuốc muốn dùng trong bài thuốc có thể chia ra 7 loại phương thuốc: đại phương, tiểu phương, hoãn phương, cấp phương, cơ phương, ngẫu phương và phức phương; điều thú vị của xử phương là số dược liệu trong thang thuốc thể hiện tinh hoa triết học phương Đông trong điều trị của người xưa. Đây không phải là sự ngẫu nhiên, mà là sự sắp xếp theo kinh nghiệm điều trị qua các thế hệ và hiệu chỉnh theo triết lý phương đông là cơ và ngẫu.

Cơ phương và ngẫu phương trong kê đơn

Theo kinh dịch cơ là lẽ, biểu hiện của dương; ngẫu là chẵn, biểu hiện của âm. Có thể hiểu số lượng dược dùng trong thang thuốc có chẵn lẻ khác nhau tập trung chủ yếu vào số lượng vị thuốc làm quân và thần. Hoàng đế nội kinh - Tố vấn - Chí chân yếu đại luận ghi nhận: “Về đại yếu, quân một thần ba, là phép của cơ phương; quân hai thần bốn, là phép của ngẫu phương; quân hai thần ba, là phép của cơ phương; quân hai thần sáu, là phép của ngẫu phương”. Như vậy, tổng số lượng vị thuốc của quân và thần nếu là lẽ thì phương thang thuộc nhóm cơ phương, nếu là chẵn thuộc nhóm ngẫu phương. Việc xác lập cơ ngẫu làm nền tảng phân nhóm điều trị.

Điều trị y học cổ truyền không ngoài cân bằng âm dương khí huyết, khi mất cân bằng thì biểu hiện bệnh muôn hình vạn trạng

“Trị bệnh gần thời dùng cơ phương, trị bệnh xa thời dùng ngẫu phương. Muốn hãn, không nên dùng cơ. Muốn hạ, không nên dùng ngẫu”. Trong bát cương, âm dương có thể phân tương đối như sau: phần nổi trội, nhanh, cấp, phần trên thuộc dương; phần chậm, hoãn, phần dưới thuộc âm. Bệnh gần là lúc tà khí - chính khí còn tranh đấu, dùng cơ phương trợ chính khí, nhanh chóng giải quyết bệnh sẽ khỏi. Bệnh xa lúc này đã có tổn hại nhất định trong cơ thể, dùng ngẫu phương hỗ trợ chính khí. Phát hãn dùng tính dược của thuốc giải tà khí ra ngoài bằng mồ hôi, nếu tính gấp sẽ khó kiểm soát và dễ hao tổn tân dịch, do đó không nên dùng cấp phương hay cơ phương là vì vậy. Khi dùng thuốc tân ôn giải biểu, cần phát hãn thì không dùng cơ phương như bài Ma hoàng thang (quân ma hoàng, thần quế chi, tức là dùng ngẫu phương), Quế chi thang (quân quế chi, thần bạch thược là dùng ngẫu phương) phù hợp với quy luật trên. Ngược lại, tả hạ là phương pháp công tà, trị phải nhanh nếu dùng lâu cơ thể dễ suy kiệt, do đó không nên dùng hoãn phương hay ngẫu phương. Như khi dùng thuốc tả hạ bài Đại hoàng phụ tử thang (quân phụ tử, đại hoàng, thần tế tân là cơ phương), Hoàng long thang (quân đại hoàng, thần mang tiêu, đương quy là cơ phương) phù hợp với quy luật tả hạ không dùng ngẫu.

Ngoài ra, khi bệnh cấp dùng cơ phương, nếu không khỏi thì kết hợp ngẫu phương vừa công vừa bổ, tức cơ ngẫu đều dùng, còn gọi là phức phương. “Cơ chi bất khứ tắc ngẫu chi. Thị vị trùng phương” (Chí chân yếu đại luận). Như vậy, tùy tình hình bệnh biến chuyển, người thầy thuốc sẽ thay đổi linh hoạt tùy chứng mà có phương thang phù hợp, không cứng nhắc một phương pháp,nhận định hoãn cấp đúng lúc, nặng nhẹ khác nhau chính yếu vừa đúng đến bệnh là tốt.

Việc nghiên cứu vị thuốc, phương thang theo y học cổ truyền không chỉ là quá trình tìm hiểu tác dụng đơn lẻ từng vị thuốc hay một đặc tính hữu hiệu hiện đại; mà còn là quá trình tìm hiểu về văn hóa phương Đông và nghệ thuật sắp đặt - dụng ý của các bậc danh y đã lưu truyền phương thuốc đó.

TS.BS. VÕ TRỌNG TU N, HẠ CHÍ LỘC

Ngâm chân bằng thảo dược trị nhiều bệnh

Một số loại nước ngâm chân đơn giản

Nước gừng tươi: Tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt. Cách làm: Gừng tươi 20 - 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

Ngâm chân bằng thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu, giúp xương, khớp dẻo dai.

Ngải cứu: Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm. Cách làm: Ngải cứu tươi 20 - 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.

Vỏ quế và hoa tiêu: Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận. Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.

Hồng hoa: Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Dùng tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh. Cách làm: Lấy 10 - 15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Không được ngâm quá mắt cá chân. Nếu dùng 30 - 50g ngải cứu khô và 10 - 15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.

Ngâm sao cho đúng cách?

Khi ngâm có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên và ngâm thảo dược trong nước khoảng 15 - 30 phút trước khi nấu để hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Tùy vào điều kiện, thùng ngâm chân có thể dùng thùng nhôm hoặc thùng gỗ, có chiều cao lên tới gối, nếu được thùng gỗ càng tốt. Nước thuốc có thể pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm khoảng 40 độ C là vừa, lượng ít hay nhiều tùy người sử dụng. Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị “sốc nhiệt” và giúp nở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.

Lưu ý: Những người bị bệnh da như nấm, chàm, ghẻ, lở khi áp dụng biện pháp ngâm chân cần có chỉ định của thầy thuốc và có thùng ngâm riêng để tránh lây bệnh cho người khác. Nên ngâm chân sau bữa ăn, trước khi đi ngủ 30 phút là tốt nhất.

Bác sĩ Lê Hoài Hương

Cách chữa tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn bằng đông y

Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống (thực tích).

Đông y có những bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần. Khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…), bạn cần đến bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.

Rau má

Rau má

Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn (do thấp nhiệt) có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, lỗ đít nóng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc với 400 ml nước, cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần trong ngày.

Bài 2 - Cát căn cầm liên thang gia vị: củ sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.

Lá mơ lông

Lá mơ lông

Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày

Bài 4: hương nhu 20g, bông mã đề 28g, cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa người nóng, khát nước, ỉa lỏng tiểu tiện vàng ít.

Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươI, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần 2; hợp 2 nước sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy ròn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Liều lượng: người lớn : 1 – 2 thìa cà phê 1 lần. Trẻ em 0,5 – 1 thìa / lần; uống với nước đun sôi để nguội

Bài 6: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.

Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt đại trường du, hợp cốc, nội đình, âm lăng tuyền, quan nguyên, khúc trì, túc tam lý.

Huyệt túc tam lý

Huyệt túc tam lý

Huyệt quan nguyên

Huyệt nội đinh

Huyệt hợp cốc

Huyệt đại trường du

Huyệt đại trường du

Vị trí huyệt:

Đại trường du: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn,

- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.

m lăng tuyền: Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Quan nguyên: Dưới rốn 4 tấc.

- Khúc trì: Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.

- Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Lương y Thảo Nguyên

Bài thuốc trị ra huyết ở thai phụ

Khi đã có thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm... gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết. Nguyên nhân do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng. Bình thường hai kinh mạch tâm và tiểu tràng có liên quan biểu lý với nhau. Khi thụ thai thì xung nhâm tập trung khí huyết để nuôi dưỡng thai và chuẩn bị các công đoạn để tạo sữa khi thai nhi ra ngoài là có đủ sữa để nuôi dưỡng hài nhi. Khi xung nhâm bị phong nhiệt hoặc do can hoả vượng hoặc do tỳ vị hư nhược... làm cho xung nhâm bất cố không thực hiện đúng quy trình, khí huyết không tập trung dưỡng thai ra huyết như kinh thủy mà thành lậu thai hạ huyết. Ngoài ra còn do các nguyên nhân như chấn thương hoặc bệnh lý tại bào cung hoặc cơ quan, bộ phận bên cạnh mà gây lậu huyết.

Đông y chia 4 thể, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Do tỳ khí hư

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, da nhợt, môi nhợt, da xanh. Mạch tế sác.

Bài thuốc: hoàng kỳ 12g, cam thảo 08g, nhân sâm 2g, đương quy 10g, trần bì 10g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, bạch truật 12g. Hoàng kỳ tẩm mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 3 phần, uống ấm.

Phụ nữ có thai cần ăn đủ chất dinh dưỡng.

Do can hỏa vượng

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, hay cáu gắt, ngực sườn đầy tức hoặc giận dữ nhiều gây ra các triệu chứng người lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Mạch sác.

Bài thuốc: sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch truật 16g, phục linh 10g, cam thảo 6g, bạc hà 8g, sinh khương 3 lát. Đương quy và bạch thược tẩm rượu, bạch truật đông bích thổ sao, Cam thảo chích. Các vị trên tán mạt + 1.200ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc do tỳ khí hư.

Can khắc tỳ

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, khát nước, ăn kém, người gầy yếu, chân tay mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hai mạng sườn đầy tức; Rêu lưỡi vàng dày. Mạch sác.

Bài thuốc: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên + nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần. Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc gồm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, sơn chi 10g, thăng ma 8g, trần bì 8g, bán hạ 8g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên + nước 1.500ml sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Do huyết nhiệt

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, đầu thông, huyễn vựng, phiền táo, khẩu khát. Mạch trầm sác.

Bài thuốc: sinh địa hoàng 12g, thục địa hoàng 12g. Hai vị trên tán mạt (dập nát), bạch truật 10g, chỉ xác 8g và nước 1.200ml sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Phòng bệnh:

Trong khi có thai cần giữ cho tinh thần thanh thản, thoải mái, vui tươi, tránh mọi cảm xúc quá mức; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, kiêng không ăn các chất cay nóng, sống, lạnh, nên ăn cháo bồ câu; Chỗ ở thoáng, đủ ánh sáng, đủ ấm, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi điều độ; Giữ gìn vệ sinh sản môn.

BS. Trần Xuân Nguyên

Một dược

Theo Đông y, một dược vị đắng tính bình; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết trừ ứ, tiêu ung, bài nùng, giảm đau; hành khí. Trị các chứng thống kinh, bế kinh, đau vùng thượng vị, đau do phong thấp tý, do chấn thương té ngã sưng đau, đau do trường ung, nhọt lở khó lành miệng. Liều dùng: 3 - 6g. Khứ dầu, nên làm thuốc hoàn để uống.

Một số bài thuốc có một dược:

Trừ ứ giảm đau: Trị đau ngực bụng do ứ huyết hoặc đồng thời do khí trệ; phụ nữ bế kinh, thống kinh, đau bụng sau khi sinh, chấn thương do đánh ngã sưng đau.

Bài 1: một dược 6g, hồng hoa 6g, diên hồ sách 12g, đương quy 12g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi ấm. Trị đau ngực bụng do ứ huyết, phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh.

Bài 2: một dược 6g, nhũ hương 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạch chỉ 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g. Tất cả nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 3 lần, chiêu với rượu. Trị chấn thương do bị đánh ngã ứ huyết sưng đau.

Thoát mủ, tiêu nhọt: Dùng khi ung nhọt sưng đau.

Bài 1: một dược 6g, nhũ hương 6g, xạ hương 1g, hùng hoàng 4g. Các vị làm thành hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi ấm. Trị nhọt độc sưng đau.

Bài 2: một dược 12g, nhũ hương 12g. Làm thành thuốc bột. Đắp lên nhọt. Thuốc có tác dụng khứ mủ sinh tân.

Nhũ hương, một dược đều có tác dụng tán ứ hành khí. Tác dụng tán ứ của một dược mạnh hơn nhũ hương nhưng hành khí lại không bằng nhũ hương.

Kiêng kỵ: Người đau không phải do ứ trệ; phụ nữ có thai và kinh nguyệt nhiều quá không được dùng.

BS. Tiểu Lan

Văn cáp: thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết

sống quần thể ở trong bùn nơi bể cạn, thịt ngon, thường được dùng làm thức ăn. Vỏ hến nung và nghiền thành bột gọi là cáp phấn. Về thành phần hóa học, văn cáp chủ yếu là canxi cacbonat...

Theo Đông y, văn cáp vị mặn, tính hàn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết. Trị ho hen, tràng nhạc, đờm kết, tiểu tiện ít, băng huyết, đới hạ. Liều dùng: 4 - 12g. Thường dùng dưới dạng thuốc bột. Để bào chế cáp phần, người ta rửa cọ sạch văn cáp, để ráo, cho vào nồi đất nóng rang độ 1 giờ nó sẽ trở thành trắng, bóp thấy bở ra là được, sau đó tán bột mịn. Văn cáp được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Lợi niệu tiêu thũng:

Bài 1: Thuốc sắc văn cáp: văn cáp 8g, mộc thông 8g, trư linh 8g, trạch tả 8g, đăng tâm thảo 4g, hoạt thạch 12g, đông quỳ tử 12g, tang bạch bì 12g. Sắc uống. Chữa chứng thủy thũng do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

Bài 2: cáp phấn, hồng hoa, nga truật, ngũ linh chi, tam lăng; các vị thuốc liều lượng bằng nhau, tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8 - 12g. Trị chứng tích tụ trưng hà.

Mát phổi, chữa ho:

Bài 1: Thuốc bột văn cáp: văn cáp, quả qua lâu, liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột, làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước đun sôi. Chữa ho hen, đờm do nhiệt.

Bài 2: Thuốc bột đại cáp: văn cáp 12g, thanh đại 12g, nghiền thành thuốc bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, với nước đun sôi. Chữa ho hen, đờm do nhiệt hoặc ho ra máu.

Sinh tân, chỉ khát, cầm nôn:

Bài 1: Bột văn cáp: văn cáp nghiền bột, mỗi lần dùng 6 - 8g, uống với nước. Công dụng: sinh tân chỉ khát. Trị khát nước mà uống nhiều.

Bài 2: cáp phấn 20g, cam thảo 12g, hạnh nhân 8g, ma hoàng 12g, thạch cao 20g, sinh khương 12g, đại táo 8g. Các vị tán bột. Mỗi lần dùng 6 -8g, uống với nước. Tác dụng thanh lý, sơ biểu, cầm nôn. Trị sau khi nôn mửa, khát nước và muốn uống nước nhiều.

Tán uất kết:

Bài 1: văn cáp, côn bố, hải tảo, ngõa lămg tử, ngũ linh chi, kha tử mỗi vị 10g; ngũ bội tử 5g, trư yết 60g. Các vị tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Trị tuyến giáp sưng (bướu cổ đơn thuần).

Bài 2: văn cáp 10g, mẫu lệ 15g, hải tảo 10g, côn bố 10g, quế chi 10g, bạch chỉ 10g, đương quy 10g, tượng bối 10g, hoắc hương 10g, hạ khô thảo 20g, tế tân 4g, sơn từ cô 6g. Các vị tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Trị lao hạch ở cổ.

Kiêng kỵ: Người tì vị hư hàn (tì yếu, lạnh dạ) uống phải cẩn thận.

Lương y Minh Phúc

10 bài thuốc giúp trị bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh do virut thuộc nhóm RNA Paramyxovirus gây nên. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban đặc hiệu ngoài da. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Bệnh hay phát vào mùa đông - xuân và dễ phát triển thành dịch. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị. Xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thời kỳ khởiphát: bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.

Bài 2:

tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.

Thời kỳ sởi mọc: trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Bài 1: thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.

Thời kỳ sởi bay: nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.

Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.

Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

DSCKI. Phạm Hinh

Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa

Đau nhức xương khớp thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết, đau tăng hơn khi mưa lạnh, ẩm thấp. Bệnh âm ỉ kéo dài, gây mất ngủ, ăn uống kém... nhất là đối với người cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.

Để giảm đau nhức xương khớp có thể sử dụng một số phương thức sau:

Xoa bóp: Xoa bóp giúp giảm đau xương khớp và có công dụng làm giảm cơn co cứng các khớp.

Có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp: Cách chế biến: Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1lít rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được.

Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa

Đông y trị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa

Xoa bóp giúp giảm đau xương khớp và giảm cơn co cứng các khớp. Ảnh: TH

Hoặc: Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không loét, tuyệt đối không được uống. Không được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ).

Tắm nóng: Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt). Người bệnh có thể tắm nước nóng vì nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.

Tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…). Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước đủ ấm tránh quá nóng. Thời gian tắm từ 15 -20 phút. Lưu ý, về mùa lạnh không nên tắm quá muộn.

Chườm nóng: Người bệnh có thể đắp nóng hoặc chườm nóng. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp. Thời gian đắp tối đa 20 phút. Hàng ngày lấy lá ngải cứu trắng hoặc lá lốt rửa sạch, cho muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm, khớp bớt sưng. Hoặc mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp trên, không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Để phòng đau nhức xương khớp khi chuyển mùa cần giữ ấm bàn chân không nên ra ngoài khi trời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thạc sĩ Đỗ Hưng

Cá thát lát: giàu dinh dưỡng, chữa nhiều bệnh

Theo y học cổ truyền cá thát lát có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích thận tráng dương, trừ phong thấp, giảm đau, nhuận trường... Rất tốt với những người tỳ hư bụng đầy, ăn ngủ kém, sinh lý yếu và các chứng liên quan tỳ thận khí hư đều hư.

Cá thát lát không chỉ giàu dinh dưỡng còn được coi bài thuốc quý chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Cá thát lát không chỉ giàu dinh dưỡng còn được coi bài thuốc quý chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Chữa đau lâm râm thượng vị (tỳ vị hư). Dùng bài Canh cá thát lát bắp cải: cá thát lát băm nhỏ, bắp cải, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa tỳ thận hư mà sinh lý yếu.Dùng bài Canh thát lát hoa thiên lý: cá thát lát băm nhỏ, hoa thiên lý, hành, gừng mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn.

Chữa chóng mặt, ăn kém.Dùng bài Canh thát lát nấu nấm: thịt cá thát lát băm nhỏ, nấm hương, măng khô, gừng hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa tỳ ăn ngủ kém, khó lên cân.Dùng bài Cá thát lát nấu hạt sen: cá thát lát, hạt sen, nấm đông cô, hành, gừng mắm muối gia vị vừa đủ. Thịt cá băm nhuyễn nhồi cá hạt sen vào phần bụng nấm sau gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa tỳ hư sinh đàm thấp tăng huyết áp.Dùng bài Cá thát lát om rau cần: cá thát lát, rau cần, hành tím, mắm, tiêu, muối, dầu ăn gia vị vừa đủ nấu om ăn.

Chữa vàng da, viêm gan do thấp nhiệt.Dùng bài Canh khổ qua nhồi cá thát lát: cá thát lát băm nhỏ, khổ qua bỏ ruột, gừng, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa khí hư nhiều mồ hôi. Dùng bài Canh bông bí cá thát lát: cá thát lát băm nhỏ, nhồi vào bông, bí gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Chữa mập phì thừa cân, mệt mỏi, lười vận động. Dùng bài Canh chua cá thát lát: cá thát lát, cà chua, dứa, dọc mùng, giá đậu, măng chua, mùi tàu, hoa chuối, rau ngổ, hành lá, ớt sừng, mắm, gia vị vừa đủ nấu ăn.

Chữa sản phụ huyết hư thiếu sữa ăn kém. Dùng bài Cá thát lát kho nghệ: cá thát lát móng giò lợn, nghệ, hành tím, đường, tiêu mắm gia vị vừa đủ kho ăn.

Lương y: Minh Phúc

4 Bài thuốc hỗ trợ trị viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một biện pháp điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.

Ngô thù du

Bài 1: Ý dĩ nhân (sao) 30g, gạo tẻ 60g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Đậu ván 60g, củ khoai mài (hoài sơn) 60g, gạo tẻ 50g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh viêm đại tràng mạn tính thể tỳ vị hư tổn do ăn uống, với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn thức ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi.

Bài 2: Thịt ngỗng 750g, gừng khô 6g, ngô thù du 3g, nhục đậu khấu 3g, nhục quế 2g, đinh hương 1g. Các vị thuốc tán vụn; thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng ướp với bột thuốc và gia vị đủ trong 2 giờ, sau đó đem xào qua rồi chế thêm nước, hầm nhừ, ăn nóng. Hoặc: Đẳng sâm 25g, gạo tẻ sao vàng cháy 50g. Hai thứ đem ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

Nhục quế

Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ vị hư nhược, có biểu hiện: mệt mỏi, gầy sút, ăn kém chậm tiêu, bụng đầy chướng, đại tiện khi nát khi lỏng, phân sống,...

Bài 3: Gạo tẻ 60g, đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g, củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Công dụng: Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng này có tác dụng điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh có biểu hiện: đau bụng, sôi bụng, đi cầu xong thì hết đau, chán ăn, ợ chua,…

Bạch biển đậu

Bài 4: Thịt dê 100g, hoài sơn100g, gạo tẻ 250g. Hoài sơn xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng. Hoặc: Cùi vải khô 50g, hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Đem cùi vải, hoài sơn và gạo nếp ninh thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ tỳ, ích thận, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ thận dương hư, có biểu hiện: hay tiêu chảy, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, ăn kém, bụng đau âm ỉ,...

Bác sĩ Thanh Xuân